Khoa học - Công nghệ

NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG TÁC CỦA KHÔNG KHÍ LẠNH ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG 

Đăng 25/10/2022; xem 1051 lượt;

Biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Một năm khí hậu có hai mùa rõ rệt là gió mùa gió mùa Tây Nam (GMTN) và Gió mùa Đông Bắc (GMĐB) hay còn gọi là không khí lạnh (KKL). Mùa gió Tây nam bắt đầu từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 9. Mùa gió Đông Bắc bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 4 năm sau. Mùa bão trên Biển Đông bắt đầu từ cuối tháng 5, trong đó các tháng 8-11 là thời kỳ hoạt động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Thời điểm này GMTN phát triển nên các cơn bão thường có cường độ rất mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến các khu vực mà nó đi qua.

Tuy nhiên vào cuối mùa bão (tháng 11-12) các cơn bão hoạt động trên Biển Đông thường chịu tác động của KKL tràn từ phía Bắc xuống. Sự tương tác giữa KKL với bão, ATNĐ gây ra hình thế thời tiết rất phức tạp, khó dự đoán. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về sự tương tác của KKL với bão, ATNĐ trên Biển Đông.

Về cường độ, có thể thấy khi bão đang trong giai đoạn phát triển khi tương tác với KKL thường tiếp tục tăng cường về cường độ; ngược lại, khi bão đang trong quá trình suy yếu, khi tương tác với KKL thường tiếp tục suy yếu thêm và tan rã rất nhanh. Một ví dụ điển hình là Cơn bão số 6 năm 2022 (NESAT), khi bắt đầu vào Bắc Biển Đông, cường độ bão tăng rất nhanh từ cấp 10 lên cấp 13 chỉ trong một ngày. Khi đến khu vực Bắc Quần Đảo Hoàng Sa, do ảnh hưởng của KKL mạnh, cường độ bão số 6 giảm nhanh xuống cấp 8 sau suy yếu thành ATNĐ trên khu vực Cửa Vịnh Bắc Bộ.

Về quỹ đạo của Bão, thông thường các cơn bão di chuyển vào Biển Đông thường có quỹ đao di chuyển theo hướng Tây-Tây Bắc. Tuy nhiên, khi có sự tác động mạnh của KKL làm quỹ đạo di chuyển của bão bị đẩy xuống theo hướng Tây và Tây Nam . Trên hình ta thấy rất rõ, khi đi vào Bắc Biển Đông, quỹ đạo di chuyển của Bão số 6 vẫn theo hướng Tây Tây Bắc. Khi vào đến phía Đông Bắc Quần đảo Hoàng Sa, quỹ đạo Bão số 6 bị đẩy xuống Tây Nam và đi vào khu vực Cửa Vịnh Bắc Bộ và tan dần.

Quỹ đạo di chuyển của Bão số 6-NESAT trên Biển Đông

Hình thế thời tiết tương tác giữa KKL và bão khá thường gặp trên Biển Đông và khi di chuyển vào nước ta, nhất là vào cuối mùa bão khi KKL bắt đầu hoạt động mạnh. KKL cường độ mạnh có thể làm giảm nhanh cường độ bão, giảm nguy cơ các cơn bão mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Tuy nhiên, một số trường hợp khi bão di chuyển vào khu vực Trung Bộ nước ta, hình thế thời tiết này lại gây ra gió mạnh, mưa lớn cho các khu vực này, đặc biệt là phần phía Bắc của cơn bão. Cơn bão số 9 năm 2012 (Damrey) khi đổ bộ vào Khánh Hòa vào tháng 11, cường độ cấp 12 là một ví dụ điển hình.

Dương Đình Tuyển

Tin khác