Khoa học - Công nghệ |
TỔ HỢP HÌNH THẾ THỜI TIẾT GÂY RA ĐỢT MƯA LỊCH SỬ TẠI KHU VỰC ĐÀ NẴNG VÀO THÁNG 10 NĂM 2022 |
|
Đăng 25/10/2022; xem 501 lượt; | |
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ 19 giờ ngày 13/10 tới 07 giờ sáng ngày 15/10 tại thành phố Đà Nẵng lượng mưa phổ biến 550-600mm. Lượng mưa lớn tập trung trong thời đoạn ngắn, trong đó lượng mưa 01 giờ lớn nhất là 150.2mm (từ 19giờ - 20 giờ, ngày 14/10); lượng mưa 3 giờ lớn nhất: 406.6mm (từ 18-21 giờ); lượng mưa 6 giờ lớn nhất: 567.8mm (từ 15-21 giờ). Nguyên nhân gây ra trận mưa lớn lịch sử tại Đà Nẵng là do một tổ hợp các yếu tố gây mưa như: áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), không khí lạnh, dải hội tụ nhiệt đới và đới gió đông trên cao. - Về ATNĐ suy yếu từ Cơn bão số 5 (Son Ca), hoạt động trên Biển Đông từ ngày 13 và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Trung Bộ trong ngày 14-15/10, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm của ATNĐ là mang theo một lượng nước rất lớn từ biển vào gây ra các trận mưa lớn dồn dập chỉ trong thời gian ngắn kết hợp với gió mạnh, đây là yếu tố đầu tiên gây mưa. Hình 2. Sơ đồ ATNĐ hoạt động ảnh hưởng đến Trung Bộ ngày 14/10/2022 - Về yếu tố rãnh áp thấp, từ ngày 13-14/10, rãnh thấp có trục đi qua khu vực Trung Bộ hoạt động mạnh (Hình 3). Đặc điểm của rãnh áp thấp là nơi hội tụ của các đới gió tạo nên các ổ đối lưu, kèm theo các hiện tượng mưa, dông, thời tiết xấu. Từ tháng 9-11 hàng năm là thời kỳ rãnh áp thấp hoạt động mạnh ở khu vực Trung Bộ, gây mưa lớn trên diện rộng, kéo dài cho các tỉnh Trung Bộ. - Ngoài các yếu tố ATNĐ, KKL, rãnh áp thấp thì còn kể đến một yếu tố nữa, đó là đới gió đông ở mực cao 3-5 km, đới gió này hoạt động mạnh đẩy các khối mây lớn từ biển vào đất liền, đồng thời cũng tạo ra hội tụ gió mực cao gây mưa dông cho khu vực. Kết luận, trận mưa lịch sử tại các tỉnh Trung Bộ nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng từ ngày 13-15/10/2022 là do một tổ hợp các hình thế gây mưa điển hình bao gồm: ATNĐ, KKL, rãnh thấp và đới gió đông trên mực cao. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra trong tháng 11 năm 1999. Mưa xảy ra trong thời gian ngắn với cường độ lớn kết hợp triều cường ở mức cao đã làm chậm quá trình thoát lũ gây ngập lụt cho nhiều khu vực, thiệt hại lớn về vật chất và đời sống của người dân. Dương Đình Tuyển |
Tin khác
- THÔNG TIN KHÔNG - THỜI GIAN LÀ HẠ TẦNG THÔNG TIN CHO PHÁT TRIỂN THẾ HỆ CÔNG NGHỆ THỨ TƯ (19:20, 13/09/2021)
- Nghiên cứu xác định độ cao gốc quốc gia khu vực Nam Bộ (08:24, 14/09/2021)
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về đo đạc và bản đồ (08:26, 14/09/2021)
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (00:00, 04/05/2021)
- HIỆN TƯỢNG NẮNG NÓNG, CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM (00:00, 23/06/2021)