Khoa học - Công nghệ |
Sử dụng vệ tinh để xác định độ sâu |
|
Đăng 19/02/2025; xem 1168 lượt; | |
Tổ chức Thủy đạc Quốc tế (IHO) xuất bản cuốn sách đầu tiên về “Hướng dẫn sử dụng vệ tinh để xác định độ sâu (SDB)” cho cộng đồng thủy đạc. Tài liệu nhằm cung cấp tổng quan về các phương pháp, yếu tố cần xem xét khi áp dụng SDB để thiết lập bản đồ các khu vực nước nông ven biển. Việc hiểu biết về độ sâu và hình dạng của đáy biển ở vùng nước nông rất quan trọng đối với các quốc gia ven biển; không chỉ để xác định các chướng ngại hàng hải, mà còn phục vụ cho các hoạt động bảo tồn biển, du lịch, phát triển ven biển,… nói riêng và cho “Nền kinh tế xanh” nói chung. Chính vì vậy, các quốc gia biển đang tìm kiếm thêm các công cụ thành lập bản đồ và khảo sát thủy đạc đối với khu vực nước nông; trong đó, công nghệ SBD ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Để hiểu hơn về công nghệ này và cách sử dụng nó để thành lập bản đồ và giám sát môi trường biển, IHO đã xuất bản tài liệu “Hướng dẫn sử dụng vệ tinh để xác định độ sâu (SDB)”. Dựa trên các kiến thức nền tàng về kỹ thuật SBD, tài liệu này đưa ra các kỹ thuật và phương pháp thực hành tốt nhất cũng như cung cấp bộ khung tiêu chuẩn để thu thập, xử lý, phân tích, diễn giải và chia sẻ dữ liệu.
Sử dụng vệ tinh giúp xác định được độ sâu vùng nước nông với chi phí thấp hơn và có thể áp dụng cho các khu vực khó tiếp cận, khảo sát.
SDB là phương pháp sử dụng các cảm biến chủ động hoặc thụ động của vệ tinh để tính toán độ sâu vùng nước nông. SBD cho phép người dùng đo độ sâu vùng nước nông với chi phí thấp và có thể áp dụng cho những khu vực không thể tiếp cận vật lý hoặc khó khảo sát bằng các phương tiện khác. SDB có thể thu thập dữ liệu đo độ sâu từ máy tính để bàn, từ vị trí hoàn toàn xa nơi khảo sát. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những khu vực nguy hiểm, khó tiếp cận, hoặc những khu vực cần cập nhật thường xuyên. SBD có thể đặc biệt hữu ích đối với những vùng nước chưa được khảo sát trong vấn để đảm bảo an toàn trước khi tiến hành khảo sát thủy âm. "SDB sẽ không thay thế các phương pháp khảo sát có độ chính xác như sonar hay lidar, nhưng nếu có thể nắm bắt và quản lý các thuộc tính bất ổn định của SBD thì việc áp dụng phương pháp này sẽ được trở lên hiệu quả, và khi đó nó bổ sung thêm một phương pháp khảo sát có giá trị cho cộng đồng thủy đạc." Tiến sĩ Mathias Jonas - Tổng thư ký IHO Việc thành lập bản đồ biển, đại dương và đường thủy rõ ràng là cần thiết và hữu ích, nhưng tình trạng liên tục thiếu dữ liệu vẫn là một thách thức. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra đối với khu vực nước nông ven biển, nơi địa hình đáy biển có rất dễ biến đổi, đòi hỏi phải thường xuyên khảo sát, cập nhật. Những khu vực này cũng có thể gây ra thách thức đối với các phương pháp, kỹ thuật của tàu khảo sát để đạt được tính hiệu quả và đảm bảo an toàn. Do đó, sẽ rất hữu ích khi xem xét tất cả các công nghệ và phương pháp hiện có để thu thập dữ liệu cần thiết, đảm bảo sự cân bằng giữa các khía cạnh: độ phân giải không gian, sai số đo đạc và hạn chế tài chính. Phương pháp SDB có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lập hải đồ và giám sát các vùng ven biển. “Cộng đồng của chúng ta tiếp tục đối mặt với thách thức lớn về tài chính và nguồn tài nguyên để phát triển và duy trì bản đồ chi tiết đáy biển. SDB có thể mang lại đóng góp giá trị và hiệu quả về góc độ tài chính đối với những vùng ven biển nước nông đầy thách thức" David Parker - Chủ tịch, Nhóm làm việc về Khảo sát Thủy đạc IHO. Tài liệu hướng dẫn mới này của IHO cung cấp tổng quan về các phương pháp và yếu tố cần xem xét để đạt được kết quả đo đạc tốt nhất. Tài liệu được biên soạn bởi Nhóm dự án đo độ sâu bằng vệ tinh của IHO (nằm trong Nhóm công tác khảo sát thủy đạc của IHO), do ông Knut Hartman của EOMAP chủ trì. Nhóm này bao gồm các chuyên gia thủy đạc, chuyên gia về lập bản đồ đáy biển đến từ nhiều cơ quan thủy đạc của các quốc gia thành viên cũng như các chuyên gia từ ngành công nghiệp, bao gồm cả các tổ chức giáo dục đại học. Cộng đồng này cùng nhau làm việc, đóng góp và thống nhất nội dung tài liệu này để tất cả những người tham gia vào công tác lập bản đồ hàng hải có thể sử dụng, đặc biệt đối với các vùng nước rất nông. “Phương pháp SDB đòi hỏi kiến thức đa ngành về thủy đạc, quan sát trái đất, công nghệ thông tin và xây dựng năng lực. Để giải quyết vấn đề này, “Nhóm thực hành tốt nhất SDB” đã được thành lập và đã thực sự trở thành nhóm chuyên gia quốc tế gồm các chuyên gia từ lĩnh vực tư nhân và chính phủ. Việc phát hành tài liệu B-13 đánh dấu kết quả của sự hợp tác quốc tế tuyệt vời và là cột mốc quan trọng đối với công nghệ SDB nói chung." Ông Knut Hartmann - Chủ tịch, Nhóm dự án đo độ sâu bằng vệ tinh của IHO.
Độ sâu của vùng nước nông của Rạn san hô Mesoamerican, Mexico được lấy từ hình ảnh vệ tinh. © EOMAP 2024. Nguồn: IHO
|
Tin khác
-
THÔNG TIN KHÔNG - THỜI GIAN LÀ HẠ TẦNG THÔNG TIN CHO PHÁT TRIỂN THẾ HỆ CÔNG NGHỆ THỨ TƯ (19:20, 13/09/2021)
-
Nghiên cứu xác định độ cao gốc quốc gia khu vực Nam Bộ (08:24, 14/09/2021)
-
Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về đo đạc và bản đồ (08:26, 14/09/2021)
-
Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (00:00, 04/05/2021)
-
HIỆN TƯỢNG NẮNG NÓNG, CƠ CHẾ HÌNH THÀNH VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM (00:00, 23/06/2021)